Hệ thống Rank trong nhiều tựa game khác nhau, điển hình như DOTA 2 và LMHT đều dựa trên một thứ vô cùng cơ bản, đó là hệ thống tính điểm xếp hạng theo Elo (được áp dụng trong rất nhiều môn thể thao như cờ vua, tennis…). Tuy nhiên với đặc thù của mỗi tựa game là khác nhau thì hệ thông tính điểm sẽ được thay đổi để phù hợp nhất với tựa game đó.



Mỗi mức Rank trong CS:GO sẽ nằm trong 1 khoảng điểm Elo nhất định nên cả 2 thành viên dù có cùng mức Rank nhưng chắc chắn họ sẽ không dùng số điểm Elo. Hệ thống tìm trận (Find Match) của CS:GO được thiết kế để sao cho cả 2 team CT và T đều có tổng số Elo gần như tương tự nhau.

Trong nhiều trường hợp thì đồng đội của bạn có thể bắn rất hay nhưng cũng có thể cực kỳ tạ, điều đó hoàn toàn dễ hiểu bởi mấu chốt của vấn đề đều nằm ở điểm Elo của người đó. Tuy nhiên khi bạn vừa mới lên một mức Rạn nào đó thì không có nghĩa là bạn sẽ không bị xuống Rank trở lại.

Làm thế nào để bắt đầu có rank xếp hạng trong CS:GO

Khi khởi đầu trò chơi, bạn sẽ không có hạng. Người chơi sẽ phải tham gia một số trận đấu thông thường trước nhằm đạt được bậc thông thạo Private Rank 2 trước khi tham gia thi đấu xếp hạng.

Sau khi lên được Private Rank 2, hệ thống sẽ cho phép bạn tham gia vào các trận đấu xếp hạng. Hãy hoàn thành 10 trận đầu tiên để hệ thống tính toán số elo của bạn trước khi chuyển đổi nó thành rank xếp hạng hiện tại của bạn. Số Elo của bạn sẽ thay đổi theo từng trận nên bạn sẽ được đối đầu với những đối thủ ở các cấp độ khác nhau.

Có những rank nào trong CS:GO

CS:GO có 18 bậc xếp hạng được chia làm 6 bậc, rank của bạn càng cao chứng tỏ trình độ của bạn càng lên.

  • Bậc Silver thường là những người mới chơi, và ít có chiến lược nào liên quan đến gameplay. Phạm vi xếp hạng này là nơi “smurf” (acc phụ của những cao thủ) thường được tìm thấy. Vì vậy nên việc thoát ra khỏi rank bạc là vô cùng khó khăn
  • Bậc Nova thuộc tầng lớp trung lưu, những học sĩ đã biết bắt đầu học hỏi về những kỹ năng nâng cao như quản lý kinh tế, ném flash, smoke… Có thể nói là trên trung bình. Nhưng đa phần ở rank này cũng đều là những thanh niên “tay nhanh hơn não”. Kỹ năng cũng có nhưng về nhãn quan thì gần như không.
  • Nếu bạn lên được tới Master Guardian, thì có thể tạm gọi là cao thủ rồi. Bạn đã có được khả năng phối hợp những kỹ năng, chiến lược. Những cao thủ ở rank này luôn di chuyển rất hợp lý và không ngừng nâng cao kỹ năng của mình.
  • Mọi rank ở trên DMG (LE tới GE) là nơi mà tầng lớp thượng lưu của Counter-Strike cư trú. Đây thực sự là những sát thủ, giết người không gớm tay. Nếu chỉ nhờ đồng đội gánh lên cấp bậc này, chắc chắn bạn sẽ làm gánh nặng cho đội trong tất cả các trận tham gia.

Hệ thống rank xếp hạng thường khác gì so với Wingman?

Wingman là chế độ 2vs2 trong CS:GO, thi đấu trên các bản đồ quen thuộc phiên bản thu nhỏ, hệ thống rank của chế độ Wingman về cơ bản vẫn giống chế độ xếp hạng thường. Điều duy nhất khác biệt ở đây là hệ thống tìm trận vẫn chưa thực sự được tối ưu khi bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng “lệch trình” diễn ra trong chế độ này.

Hệ thống xếp hạng trong chế độ Danger Zone thì sao?

Chế độ Danger Zone là chế độ battle royale mới được Valve thêm vào CS:GO từ tháng 12/2018. Chế độ chơi này bao gồm chơi đơn với 18 người hoặc theo cặp với tổng cộng 9 cặp thi đấu với nhau để tìm ra người sống sót cuối cùng.

Valve đã chính thức giới thiệu cấp bậc xếp hạng mới trong chế độ này khi hãng xác định sẽ xây dựng một hệ thống riêng cho chế độ này ở thời điểm cơn sốt battle royale đang lây lan ra toàn cầu.

Trust Factor là tính năng gì trong CS:GO?

Trust Factor là một hệ thống được Valve xây dựng riêng nhằm kiểm soát hành vi của các game thủ trong CS:GO. Chỉ số này của bạn càng cao thì hệ thống sẽ xếp bạn vào những trận đấu với những người chơi có chỉ số thân thiện cao tương tự. Đối với những người có chỉ số thấp, họ sẽ phải chơi chung với những “thánh nhân” thực sự của làng CS:GO.

Prime account là gì và làm thế nào để đạt được nó?

Có 3 cách để nâng cấp tài khoản của bạn lên Prime:

  • Liên kết tài khoản steam của bạn với app điện thoại và đã đạt được bậc thông thạo 21 (tương đương Trung úy).
  • Đã sở hữu tựa game này trước khi nó chính thức mở cửa miễn phí.
  • “Hiến máu” mua gói nâng cấp

Những game thủ đã mua CSGO được nâng cấp thành Prime, chơi trong hàng chờ riêng và được nhận những vật phẩm riêng cho nhóm này. Người chơi miễn phí cần phải trả tiền, hoặc chơi game lên Rank 21 nếu muốn thưởng thức những lợi ích của Prime. Việc cày lên Rank 21 khá “chua,” và ước tính một game thủ cần khoảng 200 giờ để đạt mốc này.

Hi vọng cẩm nang xếp hạng này sẽ giúp những tân thủ sớm bắt nhịp và làm quen được với trò chơi đã có gần 8 năm tuổi.

XEM THÊM: CSGO: Hơn 14,000 người chơi gian lận bị tóm bởi một phần mềm được viết bởi hacker trẻ tuổi