Chỉ sau một tháng ra mắt phiên bản Closed Beta, VALORANT đã thực sự tạo ra cơn sốt trong cộng đồng game thủ toàn thế giới khi trở thành một trong những tựa game được chơi nhiều nhất trong thời gian qua. Không chỉ vậy, VALORANT đang thu hút hàng loạt những tuyển thủ đến từ các tựa game khác như CS:GO, Overwatch… Một loạt những đội tuyển VALORANT đã xuất hiện và đây chính là nơi các tuyển thủ như vậy tụ hợp lại.
- Garena chính thức hủy giải đấu Free Fire Champions Cup 2020
- Chàng game thủ Free Fire gây sốc khi công khai hẹn hò với mẹ của siêu sao bóng đá Neymar
Câu hỏi được đặt ra rằng: Tại sao cả những tổ chức thể thao điện tử lẫn các game thủ chuyên nghiệp lại muốn chuyển sang VALORANT như một bước tiến lớn trong sự nghiệp như vậy? Và đây là những lý do chính.
VALORANT được xây dựng từ danh tiếng của Riot Games
Đây không phải trò chơi đã đưa tên tuổi của Riot Games đi sâu vào tâm trí cộng đồng Esports. Trong vòng 10 năm qua, Riot đã tạo ra một trong những sản phẩm Esports thành công nhất thế giới mang tên Liên Minh Huyền Thoại. Kể từ các giải nhỏ, Riot Games đã tạo ra một chuỗi những sự kiện Esports trên toàn thế giới, xây dựng hệ thống giải đấu chuyên nghiệp từ khu vực cho tới quốc tế.
Không đón nhận quá nhiều sự giúp đỡ từ các đội tuyển nhưng Riot đã chiếm trọn niềm tin của họ khi duy trì hệ thống giải đấu này trong nhiều năm qua. Các tổ chức Esports và những tuyển thủ được tận mắt chứng kiến những gì Riot sẵn sàng bỏ ra để biến LMHT trở thành một trong những cái tên hàng đầu của ngành công nghiệp Esports. VALORANT có đủ sơ sở để trở thành một sản phẩm có khả năng sẽ làm được những điều tương tự LMHT.
“Một bộ môn Esports phát triển từ một tựa game và tôi nghĩ chúng ta cũng sẽ hy vọng và chờ đợi đây (VALORANT) sẽ trở thành một bộ môn Esports đủ lớn. Điều này xảy ra khi đó là thứ mà cộng đồng game thủ đang tìm kiếm“, Giám đốc điều hành sản phẩm của Riot Anna “SuperCakes” Donlon đã nói vậy trong một bài phỏng vấn với ESPN gần đây.
Donlon cũng nói về việc Riot muốn làng Esports của VALORANT sẽ phát triển và định hình dựa vào lượng người chơi, thay vì trong một khuân khổ gò ép nào đó. Một ví dụ như giải Overwatch League, có khá nhiều tiềm năng khi bắt đầu nhưng dần bị tụt lại trước khi nó có thể tự phát triển.
Đã có rất nhiều vấn đề xảy ra với bối cảnh chuyên nghiệp của Overwatch. Một trong số đó là việc nhà phát hành Blizzard dường như mắc kẹt trong việc cân bằng trò chơi giữa đấu trường chuyên nghiệp và chế độ chơi thông thường. Theo như động thái mới nhất, bộ phận phát triển Overwatch đã thêm chế độ khoá vị trí và cấm chọn hero – những thứ đang bị giới Overwatch chuyên nghiệp ghét ra mặt.
Như một lẽ tất yếu, khi quá thất vọng với những gì Overwatch đang thay đổi, một loạt tuyển thủ chuyên nghiệp buộc phải tìm hướng đi mới, trong số đó có việc đến với VALORANT.
VALORANT giúp tìm ra hình mẫu và đam mê của bạn
Trong thế giới Esports ngày nay, việc chán nản với tựa game đang chơi dần trở thành vấn nạn lớn, nhất là với những tuyển thủ bắt đầu không thể bắt kịp meta game. Đôi khi, việc thay đổi quá nhiều khiến bạn cảm thấy kiệt sức để bắt kịp, từ đó việc thi đấu dần trở thành công việc và không còn vui như trước nữa.
Một số người thì thấy sự nghiệp của họ đã bắt đầu có những tia hy vọng, một số thì cảm thấy không còn niềm vui nữa. VALORANT giới thiệu ra một thế giới hoàn toàn mới mẻ, nơi bạn có thể tìm lại niềm đam mê với việc cạnh tranh trong Esports thêm một lần nữa.
Kể cả khi bạn là một tài năng trẻ đang tìm kiếm những thử thách hay bạn là một game thủ kỳ cựu muốn làm bùng cháy lại đam mê của mình, có rất nhiều cơ sở để phát triển với một tựa game chưa thực sự hình thành hoàn chỉnh như VALORANT.
Riot cần phải duy trì sự tăng trưởng của các giải đấu bên cạnh cân bằng điều chỉnh trò chơi. Ai cũng thích câu chuyện về một cái tên mới nổi, trải qua thời gian khổ luyện để trở thành một huyền thoại. Nên nhớ rằng đã có thời điểm mà chẳng ai biết Faker hay s1mple là ai trong thế giới Esports này. Điểm xuất phát có thể khác nhau, nhưng mục tiêu thì chỉ có một: Trở thành game thủ giỏi nhất thế giới.
Sẵn sàng, thiết lập lại mọi thứ và chiến đấu thôi
Cuối cùng, điều đó tạo ra sự quan tâm của game thủ và các đội để bắt đầu với VALORANT. Những người khởi đầu sớm hơn sẽ có nhiều thời gian hơn để phát triển đội hình, chiến thuật và sự hiểu biết của mình với các giải đấu.
Chúng ta đã chứng kiến hàng loạt các tổ chức Esports nhảy vào bộ môn nào đó rồi thất bại thảm hại. Nhưng nếu bắt đầu phát triển với một tựa game mới mẻ như VALORANT, đội tuyển có thể trở thành người tạo ra sự thống trị từ sớm.
TSM và Cloud9 từng là 2 cái tên đầu tiên tham dự LCS vào năm 2013. Cả hai đều tạo ra sự thống trị của riêng mình trong một khoảng thời gian nào đó, thậm chí được biết đến trong thế giới LMHT toàn cầu. Dù có rủi ro nhưng họ đã biết chớp lấy thời cơ tạo dựng tên tuổi. Cả hai đều bắt đầu xây dựng tổ chức từ những điều cơ bản từ rất sớm, từ đó tạo ra lượng fan hâm mộ trung thành hùng hậu của khu vực Bắc Mỹ cho tới tận bây giờ.
Mỗi cá nhân hay đội tuyển đều chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra sắp tới. Có rất nhiều điều có thể xuất hiện và cũng có khả năng rủi ro sẽ tới. Nếu VALORANT có thể trở thành một bộ môn Esports lớn trong tương lai, nhiều người sẽ bắt đầu nhìn lại khoảng thời gian này để xem những ai là người tạo ra xu thế đó.