Mùa giải 2019 đã chính thức khép lại với chức vô địch thế giới dành cho đại diện đến từ Trung Quốc, FunPlus Phoenix. Bên cạnh những chủ đề xoay quanh đội tuyển này và sự đánh giá sức mạnh tương quan giữa các khu vực, vẫn có một chủ đề khiến đông đảo những người hâm hộ trên toàn thế giới trông ngóng, đó là liệu hình thức nhượng quyền thương mại (franchising) giữa các đội tuyển có nên được áp dụng ở khu vực LCK?

Image result for LCK

Hình thức nhượng quyền thương mại được hiểu là nhượng quyền kinh doanh. Đây là mô hình cho phép cá nhân, tổ chức chính thức được cung cấp hàng hóa hay dịch vụ của họ tại một khu vực (giải đấu) cụ thể. Theo đó, doanh nghiệp bán thương hiệu (Franchiser) cho phép doanh nghiệp khác mua lại thương hiệu của mình (Franchisee), đồng thời sử dụng sản phẩm hay bán dịch vụ trên thương hiệu đó. Đổi lại doanh nghiệp mua thương hiệu phải trả cho bên bán một khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu phần trăm doanh thu trong khoảng thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận.

Evil Geniuses đã mua lại suất thi đấu LCS 2020 của Echo Fox với giá 30,25 triệu USD (tương đương với 695,75 tỉ VNĐ).

Trong môi trường thể thao điện tử chuyên nghiệp, đã có rất nhiều các giải đấu đã được chuyển sang theo hình thức này như LPL, LCS , LEC và LCL. Lợi ích của việc chuyển đổi mô hình này sẽ giúp cho tất cả các đội tuyển tham gia giải đấu có thể thoải mái thi đấu mà không lo sợ xuống hạng. Riot Games sẽ đảm bảo xuất tham dự của các đội tuyển cũng như sẽ đóng góp một phần đánh giá nếu đội tuyển đó quyết định nhượng lại suất tham dự cho một đổi tuyển khác. Bù lại các đội tuyển tham dự sẽ phải duy trì một khoản “phí thường niên” cho Riot để hãng có thể tập trung phát triển trò chơi và xây dựng giải đấu trong tương lai.

Nhiều người cũng đặt dấu hỏi về sự cố gắng của các cá nhân nếu loại bỏ đi suất xuống hạng. Tuy vậy, Riot Games cũng gọi đây là “chương trình hợp tác vĩnh viễn” giữa các bên và mang lại lợi ích lớn về kinh tế trong thời gian dài.

Khu vực Hàn Quốc với giải đấu LCK chính là khu vực lớn duy nhất còn lại chưa bị chuyển đổi sang hình thức này. Ở các mùa giải, LCK vẫn tồn tại các trận đấu playoffs giành xuất trụ hạng, nơi mà 2 đợi đứng cuối bảng xếp hạng giải đấu cao nhất sẽ thi đấu với những đội có thành tích tốt nhất ở giải hạng 2.

40349065513_212ebb5298_k
Jin Air Green Wing đã chính thức phải nói lời chia tay với LCK ở mùa giải vừa rồi. Tuy vậy, nếu là ở một giải đấu khác thuộc “chuong trình” của Riot thì họ có thể thoải mái duy trì thành tích 0-18 của mình mà không lo xuống hạng

Trong quá khứ, khi Riot Games quyết định chuyển đổi quy mô giải đấu LCL sang hình thức nhượng quyền thương mại này, nó đã vấp phải vô số phản đối đến từ phía người hâm mộ cũng như các đội tuyển trực tiếp tham gia. Tiêu biểu của màn “tấu hài” này chính là sự đột ngột thay đổi đội hình của Vaevictis Esports.

Tổ chức này đã lập tức thay đổi những nhân tố chính của đội bằng 5 cô nàng chưa hề biết đến mùi thi đấu chuyên nghiệp, tỉ số 2-52 trong trận thua VEGA SQUADRON sau đó cũng phần nào chứng tỏ được “sức mạnh” của các game thủ nữ này.

Tuy vậy, đích thân người đứng đầu của hiệp hội LoL Esports toàn cầu, ông John Needham mới đây đã chính thức phủ nhận việc sẽ áp dụng hình thức này vào khu vực LCK: “LCK là cha đẻ của Esports. Giải đấu này thực sự rất tuyệt vời và là thị trường rất quan trọng của chúng tôi. Hiên tại, tôi không có bất kỳ thông tin gì về việc nhượng quyền thương mại giải đấu này, nhưng tôi rất hi vọng có thể bàn đến vấn đề này trong tương lai.”

Điều này có nghĩa rằng, các cơ chế cũ vẫn sẽ được giữ nguyên it nhất cho tới giải mùa xuân 2020 hoặc thậm chí đến giải mùa hè. Trong tương lai, rất có khả năng khu vực LCK rồi cũng sẽ sớm được tham gia vào “chương trình” này, nhưng không thể phủ nhận một điều rằng chính nhờ những cơ chế truyền thống này mà chúng ta đã và đang có một giải đấu LCK hấp dẫn đến tận những trận đấu cuối cùng như hiện tại.