LCS (League of Legends Championship Series) là giải đấu cao nhất ở khu vực châu Âu (EU LCS) và Bắc Mỹ (NA LCS). Giải LCS được tổ chức 2 mùa một năm. 3 đội tuyển gồm vô địch LCS mùa hè, tổng điểm cao nhất qua 2 mùa xuân và hè, và đội vượt qua vòng loại sẽ giành tấm vé tham dự chung kết thế giới. Đầu năm 2019, giải đấu khu vực Châu Âu đổi tên lại thành League European Championship (LEC), khu vực Bắc Mỹ trở thành LCS.
- LMHT: Sau HLV YoungBuck, Norskeren sẽ là bản hợp đồng tiếp theo của Excel Esports
- Caster LEC Froskurinn bỏ ngỏ ý định rời Riot Games để đi tìm những thử thách mới
Tuy vậy, khác với sự phát triển không ngừng đến từ khu vực EU, rất nhiều các tổ chức tại LCS đang có xu hướng tiêu tốn quá nhiều tiền vào các hợp đồng chuyển nhượng ngoại binh. Bản thân giám đốc mảng Esports của Riot Games – ông Josh Needham, cũng đã nhận thức được tình trạng này và có những chia sẻ về tương lai của khu vực LCS:
“Định hướng phát triển ban đầu của Riot là tạo ra những sân chơi riêng giành cho mỗi khu vực nhằm tìm kiếm và phát triển những nhân tài nội địa cho mục tiêu lớn hơn. Ở khu vực Châu Âu, các đội tuyển thường giới thiệu khoảng 15 tân binh mỗi mùa và rất nhiều trong số đó đã trở thành nòng cốt cho đội tuyển chủ quản sau này.“
“Tuyệt vời hơn là khu vực EU dường như không có hứng thủ với việc ký hợp đồng với các tuyển thủ nước ngoài. Chứng kiến sự thành công của khu vực Châu Âu những năm gần đây, chắc chắn chúng tôi sẽ phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình của giải đấu LCS trong những năm tới.“
Giám đốc mảng Esports của Riot Games – Josh Needham chia sẻ với The Shotcaller
Một ví dụ điển hình trong việc trọng dụng ngoại binh của LCS chính là việc tuyển thủ Hàn Quốc Heo “Huni” Seung-hoon mới đây đã gia hạn hợp đồng với Dignitas thêm 2 mùa giải với tổng mức phí 2,3 triệu đô là Mỹ (tương đương 53 tỷ VNĐ). Trước đó, Team Liquid cũng đã phải chỉ ra 3,4 triệu đô la (gần 80 tỷ VNĐ) để giữ chân nhà cựu vô địch thế giới Jung “Impact” Eon-yeong thêm ba mùa giải.
Tuy nhiên, đây chỉ số ít những cá nhân đạt được thành công ở Bắc Mỹ. Có rất nhiều những đội tuyển đã vội vàng ký hợp đồng với những tuyển thủ Hàn Quốc mà không chọn lọc đủ kỹ càng, dẫn đến việc họ tốn rất nhiều tiền cho những gương mặt đó nhưng lại không thu về được kết quả.
Ở Trung Quốc, giải đấu LPL có một hệ thống phát triển rất rõ ràng và đa dạng dành cho những tân binh. Ngay khi một người chơi đạt được trình thách đấu, sẽ có rất nhiều các tổ chức Esports trong khu vực sẵn sàng trao một bản hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp cho cá nhân đó nhằm phát triển sự nghiệp sau này.
Điều này tiếc rằng không hề có ở LCS nơi phần lớn những tài năng trẻ thường chỉ đến từ LCS Scouting Grounds (bộ phận tìm kiếm tài năng của LCS). Đứng trước sự cạnh tranh tới từ vô vàn những bộ môn như Fornite, PUBG,… sự thiếu chủ động của LCS có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
XEM THÊM: LMHT: Riot Games hé lộ về tiến trình làm lại Diana trong giai đoạn tiền mùa giải 2020