Kể từ đàu mùa 13 đến giờ, người hâm mộ liên tục được chứng kiến những chiến thuật độc lạ trong meta thi đấu chuyên nghiệp. Trong đó, đáng chú ý nhất việc các tuyển thủ LCK đưa các ADC Carry xuống vị trí Hỗ trợ. Việc này cũng đã “mở đường” cho meta 4 Xạ thủ ở khu vực đường dưới đang được các đội ưu tiên sử dụng.
Lý do lớn nhất để các đội đưa đến 2 Xạ thủ vào thi đấu ở đường dưới phần lớn là do con bài Heimerdinger Hỗ trợ của BeryL xuất hiện tại CKTG 2022. Người chơi không chỉ cần lưu ý các chiến thuật để có được khoảng thời gian laning tốt hơn mà còn để counter bài đánh này trong combat.
Và khi Heimerdinger được mang vào nghiên cứu, các đội dường như nhận ra mấu chốt đằng sau “bài toán” độc đáo này. Họ bắt đầu thử nghiệm và có thêm những lượt chọn phản công mới. Từ đây, các vị tướng thuần Xạ thủ như Ashe, Caitlyn, Jhin, Kalista, Twitch… lần lượt được đưa vào thi đáo trong vị trí Hỗ trợ.
Vậy tại sao lại là các vị tướng thuần Xạ thủ trong khi Riot Games cũng đã tạo ra vị tướng Xạ thủ hỗ trợ như Senna? Lý do khiến các Xạ thủ thuần như Caitlyn, Jhin, Ashe… được tin dùng ở vị trí Hỗ trợ đã được ONE Esports giải thích rõ ràng tại đây. Trong khi đó, theo thống kê từ gol.gg, Senna hoàn toàn “mất tích” trong tát cả các giai đoạn ban/pick ở 2 giải đấu được chú ý nhiều nhất là LCK và LPL.
- LPL Mùa Xuân 2023: Tài năng trẻ iG YSKM phải nhập viện sau khi tập luyện quá sức
- LEC Mùa Đông 2023: Fnatic có trong tay Rekkles nhưng lại bị loại từ vòng gửi xe
Vậy lý do gì khiến Senna bị “thất sủng”?
Lý do lớn nhất và quan trọng nhất khiến Senna không được tin dùng chính là do vị tướng này có giai đoạn laning và early game cực yếu.
Ở meta hiện tại, các chiến thuật phải ưu tiên việc đánh nhanh, thắng nhanh ở khu vực đường dưới. Các đội có thể lựa chọn Hỗ trợ buff như Yuumi, Nami, Karma… hoặc các tướng Xạ thủ đi Hỗ trợ để tối đa sức mạnh khu vực đường dưới. Ví dụ như các cặp đôi được ưa chuộng: Lucian – Nami, Zeri – Yuumi… hay Varus – Ashe, Sivir – Miss Fortune… để tối đa khả năng cấu rỉa và kiểm soát.
Trong khi đó, Senna dù là một vị tướng có khả năng chơi tầm xa nhưng lại quá yếu trong 1-3 level đầu. Vị tướng này không thể gây ra sát thương diện rộng tốt với chiêu Q – Bóng Tối Xuyên Thấu và cần có thời gian để tích lũy cộng dồn Nội Tại để tăng sát thương cũng như tầm đánh. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu trận đấu, Senna sẽ chỉ là vị tướng thuần Hỗ trợ và không cho phép bộ đôi đường dưới chơi hổ báo, ép lane thành công.
Và như đã nói ở trên, Senna cần thời gian để tích lũy cộng dồn Nội Tại, bởi vậy vị tướng này thường có xu hướng mạnh dần vào giai đoạn cuối trận đấu. Còn với giai đoạn đi đường và đầu trận đấu, Senna không đáp ứng đủ như cầu về sát thương tấn công hay đòn chí mạng.
Ngoài ra, người ham mộ có thể thấy rằng mỗi khi các vị tướng Xạ thủ được mang vào vị trí Hỗ trợ đều ưu tiên sử dụng bảng ngọc Mưa Kiếm. Chính bởi khả năng tối ưu hóa Tốc Độ Đánh, giúp ADC gây thêm damage và chơi hổ báo hơn ở giai đoạn đi đường. Trong khi đó, Senna lại có sự tương tác kém hiệu quả với Mưa Kiếm do Nội Tại nên không thể phát huy sức mạnh của bảng ngọc này.
Bên cạnh những lý do nêu trên, Senna cũng không phải là một vị tướng hỗ trợ dọn lính tốt cho ADC. Điều này cũng là một trong những lý do quan trọng khiến vị tướng này bị lãng quên trong các đội hình thi đấu.
Thời điểm hiện tại, Riot Games đã tăng sức mạnh cho các tướng thuần hỗ trợ như Alista, Braum, Nautilus, Rakan… trong bản cập nhật LMHT 13.3. Tuy nhiên, có vẻ như NPH này đã “bỏ rơi” một vị tướng được tạo ra trong vai trò một xạ thủ hỗ trợ theo đúng nghĩa – Senna. Hy vọng trong tương lai, Riot Games sẽ cân nhắc việc đưa Senna trở lại với meta thi đấu.
Hôm nay vòng bảng LCK Mùa Xuân 2023 sẽ quay trở lại sau 2 nghỉ ngơi. Mọi thông tin chi tiết về kết quả và lịch thi đấu LCK Mùa Xuân 2023 được ONE Esports cập nhật chi tiết tại đây. Người hâm mộ có thể theo dõi các trận đấu trên các trang YouTube và Twitch chính thức của LCK. Hãy cùng theo dõi và cổ vũ cho đội tuyển bạn yêu thích nhé!
XEM THÊM: LMHT: VCS sẽ quay trở lại với màu sắc mới ‘tươi sáng’ hơn